Sinh ra ở Portsmouth, Anh, ông bỏ học tới làm việc ở phân xưởng sau khi cha bị tống vào tù vì nợ nần. Dù ít được học hành, nhưng sớm sống trong nghèo khó nên ông đã thành công. Trong thời gian cầm bút, ông có 20 năm làm biên tập báo tuần, viết 15 cuốn tiểu thuyết dài, 5 cuốn tiểu thuyết ngắn, hàng trăm truyện ngắn, bài viết về người thật việc thật, vô vàn lần thuyết trình và biểu diễn, là một người biên thư không mệt mỏi, luôn vận động mạnh mẽ vì quyền trẻ em, giáo dục và các công cuộc cải cách xã hội khác.
Dickens bắt đầu nổi danh với loạt xuất bản năm 1836 cuốn Hồ sơ Pickwick. Qua vài năm ông trở thành minh tinh văn chương quốc tế, nổi tiếng vì sự hài hước, châm biếm, quan sát sắc sảo nhân vật và xã hội. Tiểu thuyết của ông, đa phần được xuất bản thành từng phần theo tuần và tháng, đã mở đường cho việc xuất bản hàng loạt truyện hư cấu, việc về sau trở thành mốt xuất bản tiểu thuyết thịnh hành thời Victoria. Bài vở in theo kiểu đó cho phép Dickens đánh giá phản ứng của độc giả, và ông thường thay đổi cốt truyện, sự phát triển của nhân vật dựa trên các phản hồi ấy. Ví dụ, khi bác sĩ chữa chân cho vợ ông tỏ ra buồn về cách Cô Mowcher trong truyện David Copperfield thể hiện sự ốm yếu tàn tật của mình, thì Dickens bèn cải cho nhân vật có thêm mấy đặc điểm tốt. Fagin trong truyện Oliver Twist là hình ảnh trung thực của tên oa trữ đồ gian danh tiếng Ikey Solomon; Còn biếm họa của ông về nhân vật Leigh Hunt qua hình dáng Ông Skimpole trong truyện Bleak House (Ngôi nhà hoang lạnh) thì sau lời khuyên từ vài người bạn đã đọc qua các phần trước, đã được ông gia giảm đôi chút. Cùng truyện đó, cả Lawrence Boythorne và Mooney quản giáo đều được rút ra từ đời thực – Boythorne tạo ra từ Walter Savage Landor còn Mooney từ ‘Looney’, một quản giáo tại trường Salisbury Square. Cốt truyện của ông được cấu kết cẩn thận, và Dickens thường thêu dệt cho truyện nhiều yếu tố lấy từ các sự kiện sắp xếp theo chủ đề. Nhiều người nghèo khó ít học bảo nhau góp nửa xu một để có được phần truyện mới ra hằng tháng, mở ra đọc và thế là tầng lớp độc giả mới ra đời.
Dickens được xem là gã khổng lồ văn chương vào thời ông. Cuốn tiểu thuyết ngắn xuất bản năm 1843 của ông, A Christmas Carol (Khúc ca Giáng sinh) là một trong số các tác phẩm có ảnh hưởng nhất từng được viết ra, và nó vẫn nổi tiếng, tiếp tục tạo cảm hứng cho các phiên bản phóng tác ở mọi thể loại nghệ thuật. Tài năng sáng tạo của ông được bạn bè nhà văn ca ngợi – từ Leo Tolstoy đến G.K.Chesterton lẫn George Orwell – về chủ nghĩa hiện thực, phong cách nghệ thuật, sự khắc họa nhân vật độc đáo, và phê bình xã hội sâu sắc. Mặt khác, các nhà văn như Oscar Wilde, Henry James và Virginia Woolf lại than phiền về sự thiếu chiều sâu tâm lý, cách hành văn lỏng lẻo, vẻ ủy mị ngọt ngào rõ rệt trong truyện của ông.
Tác phẩm
KHÚC CA GIÁNG SINH
Dịch từ bản in năm
1905, do Công ty Baker & Taylor phát hành.
GIỚI THIỆU
Sự kết hợp giữa hiện thực và lý tưởng chủ nghĩa mà
Dickens sở hữu ở mức độ đáng kể, cùng thái độ vui vẻ tự nhiên mà ông dành cho
cuộc sống nói chung, hình như giúp ông có cảm giác rất hạnh phúc với Giáng
sinh, dù những khó khăn, thiếu thốn thời niên thiếu có thể khiến ông chỉ trải
nghiệm thực tế ngày này thật ít ỏi.
Dickens thể
hiện những suy nghĩ chính thức đầu tiên về Giáng sinh của mình trong một loạt
sách nhỏ, đầu tiên là truyện “Khúc ca Giáng sinh” nổi tiếng, một viên hoàng châu
hoàn hảo. Sự thành công của cuốn sách đến ngay lập tức. Thackeray viết về nó
như sau: “Ai lại đi nghe lời phản đối về cuốn sách này cơ chứ? Với tôi nó như
là ích lợi quốc gia, là lòng tốt cá nhân dành tặng cho mọi người đàn ông lẫn
đàn bà, những ai đọc nó.”
Cuốn này tăng
thêm phần hấp dẫn là nhờ tranh minh họa của John Leech, họa sĩ đầu tiên giúp
các nhân vật trở nên sống động, và tranh ông rất phong phú, có hồn.
Loạt truyện
tiếp theo gồm có: “Chuông gió,” “Chú dế trên lò sưởi,” “Trận chiến cuộc đời,”
“Người đàn ông bị quỷ ám” với tranh minh họa trong lần xuất bản đầu tiên của
Doyle, Maclise, và những họa sĩ khác. Năm cuốn truyện này ngày nay được biết đến
dưới cái tên “Sách truyện Giáng sinh”. Trong đó, “Khúc ca” là cuốn nổi tiếng và
được yêu thích nhất, còn “Chú dế trên lò sưởi” dù là cuốn thứ ba nhưng nhận được
sự nổi tiếng về nhì, và đặc biệt rất quen thuộc với người Mỹ qua cách diễn viên
Joseph Jefferson khắc họa nhân vật Caleb Plummer.
Dickens hình
như đặt toàn bộ cái tôi của mình vào những câu chuyện nhỏ bé lấp lánh kia. Ai từng
đọc “Khúc ca Giáng sinh” mà chỉ thấy ở đó một câu chuyện ma khôn khéo thì đã bỏ
lỡ bài học và sự duyên dáng chính của nó, vì có một ý nghĩa khác trong hành động
của Scrooge và các hồn ma đến thăm lão. Cuộc sống mới được mang đến cho Scrooge
khi lão “chạy tới mở cửa sổ và thò đầu ra ngoài. Không sương khói, không mây
mù; trời trong trẻo, sáng sủa, vui tươi, lạnh đến rúng động; lạnh khiến máu
trong người muốn nhảy cả lên; Ánh mặt trời vàng óng; Bầu trời thiên đường;
không khí trong lành ngọt lịm; chuông ngân vang. Ôi vinh quang! Huy hoàng
thay!” Tất cả sự sáng chói ấy đều có cái bóng bên cạnh, và tận sâu trong trái
tim ngây ngô kia vang lên nốt nhạc chân thật của tình thắm thiết, lời chúc đáng
nhớ của Nhóc Tim, “Chúa phù hộ Chúng ta, Mọi người chúng ta!” Còn “Chú dế trên
lò sưởi” lại vang lên nốt nhạc khác. Một cách mê mẩn, đầy chất thơ, tiếng rúc
ngọt ngào của chú dế nhỏ có liên quan tới tình cảm, hành động của con người, và
quyết định số phận, vận may của bác phu thồ hàng cùng vợ bác.
Khắc họa nhân
vật là tài năng vĩ đại nhất của Dickens,
và không nhà văn Anh nào, ngoại trừ Shakespeare, lại vẽ nên được nhiều nhân vật
phong phú đến thế. Thật ngớ ngẩn khi diễn giải tất cả bọn họ thành những bức biếm
họa hay phủ nhận khả năng sáng tạo phong phú, to lớn của Dickens. Dickens có
phóng đại nhiều nhân vật châm biếm, hài hước, bởi đó là quyền của ông, vì châm biếm,
giễu nhại rất gần nhau, trong khi phóng đại lại là hồn cốt của hài kịch. Song
cũng có vô số nhân vật được khắc họa bởi sự hóm hỉnh, thắm thiết. Tuy nhiên Dickens
có thể hiện bằng hình ảnh các nhân vật của mình theo hướng kệch cỡm. Các diễn
giải truyện này đều nhằm loại đi phần kệch cỡm của bức biếm họa đó để hướng tới
phần con người hơn. Nếu các diễn giải có vẻ tiểu thuyết, nếu Scrooge không như
những gì đã được vẽ ra, thì đó là vì một Scrooge người hơn đã được mong đợi – một
Scrooge không hoàn toàn xấu, một Scrooge có trái tim tốt đẹp hơn, một Scrooge
mà sự hồi sinh trong truyện là khả dĩ. Đó là toàn bộ mục đích mà họa sĩ minh họa nhắm đến nhằm khiến những nhân vật này sống dưới hình thức phù hợp với
kiểu người của họ hơn.
George Alfred Williams.
Chatham, N.J.
NỘI DUNG
Chương 1 – Hồn ma
Marley
Chương 2 – Hồn ma đầu
tiên
Chương 3 – Hồn ma thứ
hai
Chương 4 – Hồn ma cuối
cùng
Chương 5 – Kết cục
Các tranh minh họa
Tranh bìa – “Ông là ngựa quý của Tim suốt quãng đường từ nhà thờ về.”
Trang 14 – “Chúc bác Giáng Sinh vui vẻ! Chúa cứu vớt bác!” Một
giọng nói vui vẻ cất lên.
Trang 26 – Im lặng ngồi nhìn vào cặp mắt đờ đẫn bất động ấy được một lúc, lão Scrooge chịu hết nổi.
Trang 36 – “Ngươi có nhớ đường không?” Hồn ma hỏi. “Nhớ á!”
Lão Scrooge thảng thốt kêu lên. “Bị bịt mắt tôi cũng nhớ.”
Trang 38 – “Sao, Ali Baba á!” Scrooge ngầy ngật kêu lên.
“Là lão Ali Baba già cả thành thực đáng mến á!”
No comments:
Post a Comment